binhminhconstruction

13 KINH NGHIỆM CẢI TẠO NHÀ CŨ BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Thứ Năm, 14/03/2024
Nguyễn Duy Giới

1. Lên kế hoạch chi tiết cải tạo nhà cũ

Để có được một trải nghiệm cải tạo nhà cũ thuận lợi và vừa ý, gia chủ cần chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho các đầu việc sau:

  • Xác định ngân sách: Việc này sẽ giúp gia chủ xác định rõ những hạng mục sẽ được cải tạo trong căn nhà, phân bổ kinh phí cho từng hạng mục khác nhau của hoạt động cải tạo nhà.
  • Tính khả thi của dự án: Kiểm tra kết cấu, khả năng chịu lực của căn nhà để đánh giá tính khả thi khi thi công cải tạo các hạng mục của căn nhà cũ như nâng tầng, mở rộng cửa, phá vách ngăn,...
  • Liệt kê các mục tiêu: Xác định rõ các mục tiêu mà gia chủ muốn thực hiện, chẳng hạn như mở rộng diện tích sử dụng, nâng cấp hệ thống điện, nước, cải thiện hướng đón ánh sáng,...
  • Xác định thời gian cải tạo: Gia chủ cần xác định chính xác thời gian cải tạo từng hạng mục với đơn vị thi công để có thể thuận tiện theo dõi tiến độ, kiểm tra chất lượng cải tạo và dự trù tốt các khoản phí thuê nhà, xin cấp lại giấy phép cải tạo nếu quá thời hạn 12 tháng.
  • Kế hoạch vận chuyển đồ đạc và dọn ra ngoài ở: Sau khi chốt bản thiết kế với nhà thầu thi công, gia chủ sẽ tiến hành dọn tất cả đồ đạc sang căn nhà thuê để đảm bảo sự an toàn và thuận lợi trong sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.

Như vậy, nhờ việc lên kế hoạch chi tiết, gia chủ sẽ ở thế chủ động, chuẩn bị tốt nhất về tổng thể chi phí cũng như đạt được các mục tiêu cải tạo nhà và hài lòng với số tiền mà gia chủ đầu tư.

 

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, gia chủ có thể tự cải tạo sửa chữa nhà một số hạng mục như xử lý chân tường bị bong tróc, sơn lại bức tường bị bạc màu, sơn chống ẩm cho hệ trần và tường,...

Tuy nhiên, đối với những hạng mục yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn cao như nâng tầng, xây cầu thang mới,... gia chủ cũng không nên tự cải tạo. Nếu thiếu kinh nghiệm hoặc không tuân thủ đúng kỹ thuật, việc tự ý cải tạo có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiềm ẩn nguy cơ gây rạn nứt, sập nhà và đe dọa sự an toàn cho những người tham gia.

Nếu chủ nhà đang có ý định sửa chữa nâng tầng nhà, chủ nhà nên hiểu rõ về các phương án nâng tầng đồng thời nắm rõ các lưu ý về việc xin giấy phép, tính toán kỹ thuật,... Chủ nhà có thể đọc thêm bài viết chi tiết về sửa chữa nâng tầng nhà phố giúp chủ nhà giải đáp các câu hỏi về quy trình, chi phí và những lưu ý quan trọng rút ra từ kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia Xây Tổ Ấm.

2. Thứ tự cải tạo sửa chữa nhà

Khi cải tạo nhà, gia chủ không nên vội vàng cải tạo luôn nội thất mà nên tiến hành cải tạo lần lượt từ đường ống nước, dây điện, hệ thống sưởi cho đến phần mái nhà và cuối cùng mới tiến hành tu sửa nội thất, lát sàn, ốp tường và các công việc thẩm mỹ khác.

3. Kiểm tra kết cấu ngôi nhà

Khi tiến hành cải tạo sửa chữa nhà, việc kiểm tra kết cấu của ngôi nhà hiện tại là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và xác định các thay đổi cần thiết. Trước khi bắt tay vào công việc, gia chủ và đội ngũ thi công cần kiểm tra và nắm rõ một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Lịch sử, kiến trúc và kết cấu căn nhà cũ: Kiểm tra bản vẽ thiết kế cũ và nắm rõ lịch sử cải tạo sửa chữa, cơi nới nhà (nếu có).
  • Khả năng chịu lực của căn nhà: Bao gồm móng, trụ, cột, sàn, tường bao, vách ngăn,... nhằm kiểm tra khả năng chịu lực, mở rộng diện tích của căn nhà.
  • Kiểm tra hệ thống điện, nước: Kiểm tra đường ống nước có bị rò rỉ hay không, hệ thống điện có còn an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng điện hiện tại của gia chủ hay không, từ đó, đánh giá khả năng mở rộng, đấu nối thêm hoặc loại bỏ thay mới.

Vì vậy, việc kiểm tra kết cấu của căn nhà sẽ giúp gia chủ hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của căn nhà và xác định các thay đổi cần thiết, giúp đảm bảo độ bền và sự an toàn cho gia đình trong quá trình cải tạo căn nhà.

 

Việc kiểm tra kết cấu nhà phố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải tạo nhà phố bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của gia đình. Do đó, chủ nhà cần xác định cải tạo kết cấu nhà là một hạng mục chính trong kế hoạch cải tạo. Chủ nhà có thể tham khảo thêm bài viết kinh nghiệm cải tạo nhà phố với những lưu ý cụ thể của Xây Tổ Ấm về việc sửa chữa kết cấu để hoàn thiện công trình an toàn, vững chắc.

4. Xem xét yếu tố phong thủy

Yếu tố phong thủy cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm khi cải tạo thiết kế lại nhà. Chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh, tiền tài của gia chủ cũng như sự hài hòa và cân bằng trong không gian sống của họ với các thành viên trong gia đình.

Một số kinh nghiệm về phong thủy khi cải tạo thiết kế lại nhà mà gia chủ nên đặc biệt lưu tâm như:

  • Đối với phòng khách: Gia chủ nên tránh đặt cầu thang ở chính giữa căn nhà và tránh đặt thẳng cầu thang hướng trực tiếp vào phòng bếp hay nhà vệ sinh vì chúng sẽ gây ra nhiều bất lợi trong cuộc sống cho gia chủ.
  • Đối với phòng bếp: Gia chủ nên đặt 3 thiết bị, bao gồm bếp, tủ lạnh, bồn rửa theo vị trí hình tam giác, không nên xây bếp có hướng đối diện với phòng ngủ và nhà vệ sinh. Đặc biệt, nên tránh những vật nhọn hướng thẳng vào bếp.
  • Đối với phòng ngủ: Gia chủ không nên đặt giường ngủ gần cửa ra vào hay đối diện với cửa nhà vệ sinh nhằm tránh ảnh hưởng đến phong thủy cũng như giấc ngủ của các thành viên.

Mặc dù mang tính tâm linh, nhưng những yếu tố phong thủy trên đều dựa trên thực tế, giúp gia chủ tạo ra một không gian sinh hoạt thuận tiện, tránh những phiền phức không đáng có.

 

5. Lựa chọn thiết kế phù hợp khi cải tạo nhà

Khi cải tạo nhà cũ, ngoài việc tu sửa kết cấu căn nhà, lựa chọn thiết kế và phong cách kiến trúc cho căn nhà cũng rất quan trọng. Bạn có thể giữ nguyên phong cách cũ hoặc thay đổi phong cách mới cho căn nhà.

1 - Giữ nguyên phong cách cũ 

Với phương án giữ nguyên phong cách cũ, gia chủ có thể dễ dàng chọn lựa nguyên vật liệu, tiết kiệm một phần chi phí mua nội thất mới. Để cải tạo căn nhà cũ trở thành căn nhà mới mà vẫn giữ được phong cách cũ, gia chủ có thể làm theo các kinh nghiệm sau:

  • Tìm hiểu về các yếu tố đặc trưng của phong cách đó như vật liệu xây dựng, hình dạng, màu sắc,...
  • Chọn màu sắc và vật liệu mới phù hợp với phong cách ban đầu; giữ nguyên cửa sổ, cửa ra vào, cột trụ, hoặc các nét kiến trúc đặc trưng để duy trì sự nhất quán.
  • Có thể nâng nền, xây thêm tầng hoặc thay đổi nội thất để tạo ra một không gian mới nhưng vẫn phù hợp với phong cách cũ.

 

2 - Thay đổi phong cách mới 

Ngoài ra, nếu muốn mang đến cho căn nhà một màu sắc mới, gia chủ có thể thay đổi hoàn toàn phong cách mới cho căn nhà. Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế nhà mà gia chủ có thể tham khảo như: Scandinavian (Bắc Âu), Indochine (Đông Dương), Neoclassical (Tân Cổ điển), Classic (Cổ điển), Minimalism (Tối giản), Modern (Hiện đại), Taiwan (Đài Loan), Color Block (Đa màu sắc),...

Tuy nhiên, dù có lựa chọn phong cách nào, gia chủ cũng nên bàn bạc với bên thiết kế thật kỹ lưỡng những nhu cầu của mình, cân nhắc xem liệu với phong cách ấy sẽ phù hợp để mở rộng không gian nào, cần mua sắm những món nội thất nào, vật liệu nào,...

Phong cách thiết kế nhà không chỉ nên áp dụng với thiết kế không gian bên trong của ngôi nhà mà còn có thể áp dụng với mặt tiền bên ngoài để thể hiện được gu thẩm mỹ của gia chủ. Cải tạo mặt tiền nhà là một hạng mục quan trọng giúp thay đổi hoàn toàn diện mạo ngôi nhà của bạn. Nếu chủ nhà quan tâm đến việc sửa chữa, cải tạo mặt tiền và đang tìm kiếm một phương án phù hợp, chủ nhà có thể tham khảo bài viết tổng hợp 7 phương án và quy trình sửa mặt tiền nhà phố để lên kế hoạch cải tạo hợp lý. 

6. Xin giấy phép cải tạo thiết kế lại nhà

Nếu cải tạo sửa chữa nhà thuộc nhóm đối tượng sau:

  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị mà làm thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi công năng sử dụng, ảnh hưởng tới môi trường và an toàn công trình.
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi cấu trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong đô thị.

Gia chủ cần phải nộp hồ sơ để xin giấy cấp phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có nhà ở cần cải tạo. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà;
  • Bản vẽ thiết kế cải tạo nhà ở;
  • Ảnh chụp hiện trạng các hạng mục công trình, nhà ở đề nghị xin cải tạo;
  • Biên bản xác nhận hiện trạng công trình lân cận với hàng xóm (bao gồm ảnh chụp hiện trạng công trình lân cận trước khi cải tạo nhà, đánh dấu vị trí hiện trạng, ký xác nhận của hàng xóm và cam kết);
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở hoặc bản sao giấy phép xây dựng nhà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Theo đó, nếu đơn xin cấp phép xây dựng thành công, gia chủ cần tiến hành cải tạo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép, nếu quá hạn hay muốn thay đổi thiết kế cải tạo, gia chủ sẽ phải làm thủ tục xin gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép cải tạo nhà ở riêng lẻ.

7. Lựa chọn vật liệu xây dựng tiết kiệm chi phí 

Lựa chọn vật liệu xây dựng là một trong những kinh nghiệm hữu ích để tiết kiệm chi phí cải tạo thiết kế lại nhà. Thay vì lựa chọn những món đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên, gia chủ có thể thay thế bằng nhựa hoặc gỗ công nghiệp. Hay thay vì dùng sàn gỗ có giá cao, gia chủ có thể dùng sàn Cemboard giả gỗ hoặc miếng dán sàn gỗ,...

8. Tái sử dụng đồ nội thất còn tốt cải tạo thiết kế lại nhà

Tái sử dụng đồ nội thất còn tốt là một lựa chọn hoàn hảo vừa giúp gia chủ tiết kiệm chi phí cải tạo sửa chữa nhà vừa góp phần bảo vệ môi trường. Đối với đồ nội thất còn mới và vẫn sử dụng tốt, gia chủ có thể sơn lại hoặc dán giấy decal, nhưng vẫn phải phù hợp với phong cách thiết kế căn nhà.

Đối với những món đồ nội thất đã cũ hoặc không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại, gia chủ có thể bán hoặc thanh lý chúng để thu về một khoản tiền và sử dụng nó để bù vào chi phí đầu tư nội thất mới.

 

9. Tạo không gian xanh 

Tạo không gian xanh sẽ giúp không gian căn nhà trở nên trong lành hơn, giảm bức xạ nhiệt và tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra, xây dựng không gian xanh cũng góp phần nâng cao tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà.

Để tạo không gian xanh cho căn nhà, gia chủ có thể lựa chọn một số cách làm sau:

  • Tạo không gian xanh tại khu vực mặt tiền bằng các loại cây xanh đặt ở ban công, các loại cây leo tường, cây hoa giấy,...
  • Tận dụng diện tích sân vườn để tạo ra một khu vườn xanh mát bằng các loại cây cảnh, hoa, cây ăn trái hoặc thậm chí làm một khu vườn rau sạch,...
  • Tạo xanh cho không gian nội thất bằng cách đặt các chậu cây trên cửa sổ, bàn làm việc, kệ sách, chân cầu thang,...
  • Tận dụng sân thượng để trồng cây, hoa, cỏ để tạo một không gian xanh trên cao… Việc làm này không chỉ giúp gia chủ thư giãn mà còn tạo ra một nơi lý tưởng để tổ chức các bữa tiệc ngoài trời.

 

10. Không nên đập phá nền nhà cũ nếu còn tốt

Khi cải tạo sửa chữa nhà, nếu sàn nhà vẫn còn sử dụng tốt, không bị thay đổi màu sắc hay trầy xước, gia chủ không nên cạy hay trát lại nền mới mà chỉ cần đánh bóng hoặc lát lại sàn trên nền sàn cũ. Điều này không chỉ giúp gia chủ tiết kiệm một phần chi phí cải tạo, thời gian thi công mà còn giúp lưu trữ được những kỉ niệm đẹp với căn nhà cũ, tạo ra sự hài hòa giữa cái cũ và cái mới.

 

11. Không nên di chuyển các bức tường chịu lực và các bức tường bê tông cốt thép

Các bức tường chịu lực và các bức tường xi măng cốt thép là phần mà gia chủ tuyệt đối không được phép phá dỡ hay dịch chuyển, bởi đây là một hệ thống chịu lực quan trọng của căn nhà, được xây dựng rất chắc chắn và kiên cố.

Nếu gia chủ di chuyển, hay tác động lực mạnh lên các bức tường chịu lực này, cấu trúc căn nhà sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc chịu lực của sàn, cột, gác,...

 

12. Không tự ý tháo dỡ khung cửa sổ trên bức tường chịu lực

Khung cửa sổ nằm trên tường chịu lực thường được tích hợp chặt chẽ vào cấu trúc của tường, có khả năng hỗ trợ và phân phối tải trọng cho hệ tường chịu lực. Do đó, việc tự ý tháo dỡ khung cửa sổ trên tường chịu lực có thể gây ảnh hưởng đến tính ổn định và an toàn của tường và toàn bộ ngôi nhà.

Vì vậy, khi quyết định tháo dỡ khung cửa sổ trên bc tường chịu lực, gia chủ cần phải tham khảo ý kiến của kiến trúc sư và cần đảm bảo phải có biện pháp thi công phù hợp.

 

13. Đảm bảo an toàn cho những người tham gia công trình

Đảm bảo an toàn cho những người tham gia công trình là một trong những tiêu chí quan trọng khi tham gia cải tạo thiết kế lại nhà ở. Gia chủ nên thuê nhà trọ cho gia đình sinh hoạt trong thời gian cải tạo hoặc bố trí nơi sinh hoạt tạm thời an toàn trong nhà.

Thêm vào đó, trong quá trình thi công cải tạo nhà, gia chủ và đội ngũ thi công cần trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn, kiểm tra và bảo trì dụng cụ, giám sát và quản lý công trình, tránh làm việc đơn lẻ, tuân thủ quy định và quy tắc an toàn.

 

Viết bình luận của bạn
Bản đồ binhminhconstruction Zalo binhminhconstruction Messenger binhminhconstruction hotline hotline